Tìm Hiểu Ngực Sa Trễ Là Gì? Cách Khắc Phục Và Điều Trị Bầu Vú Sa Trễ

Ngực sa trễ là gì

Ngực sa trễ là gì? Làm sao để điều trị ngực sa trễ là điều mà nhiều chị em băn khoăn, do sau khi nuôi con và trải qua giai đoạn mãn kinh, các chị em thường đối mặt với những khác biệt rõ rệt nơi núi đôi. Bầu ngực căng tràn quyến rũ ngày nào đã dần chảy xệ, chùng nhão. Để xóa tan nỗi lo trước biến đổi trên, UpV1 xin cung cấp cho chị em những hiểu biết căn bản nhất về ngực sa trễ là gì và cách khắc phục

Cấu tạo ngực bình thường

cấu tạo ngực

Vú là một cấu trúc gồm một núm vú ở giữa, bao quanh là quầng vú. Vú được tạo thành từ các thùy và ống dẫn sữa, mỗi vú chứa khoảng 10-20 ống dẫn sữa. Hệ thống này sẽ phát triển khi bạn bước vào giai đoạn dậy thì và hoàn thiện trong quá trình mang thai và nuôi con. Mỡ là thành phần chính tạo nên bầu vú, lớp mỡ càng dày thì bầu ngực càng lớn. Hệ thống mạch máu và thần kinh rất phát triển.

Có nhiều kích thước và hình dáng ngực khác nhau như kiểu ngực hình chuông, không cân xứng, kiểu hình nón và dáng ngực tròn. Nhưng một bầu ngực chuẩn thường có dạng tròn, đầy, cân đối hai bên và núm vú, quầng vú nhỏ, nằm ở trung tâm. Núm vú nằm cao hơn đường chân ngực, song song với mặt sàn và hướng ra ngoài. Cực dưới vú nằm ngay đường chân ngực.

Yếu tố di truyền, chế độ ăn và tập luyện ảnh hưởng nhiều đến dáng ngực. Nhưng nếu duy trì thói quen nằm úp, mặc áo ngực không đúng cỡ và vận động mạnh vùng này, bầu vú sẽ dễ mất dáng và teo nhỏ. Ngực còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hormon sinh dục nên thường thay đổi kích thước khi dậy thì, mang thai. Cân nặng thay đổi đột ngột cũng gây ảnh hưởng đến số đo vòng một.

Ngực sa trễ là gì?

ngực sa trễ

Vậy ngực sa trễ là gì? Ngực sa trễ hay ngực chảy xệ là tình trạng bầu vú chùng nhão, núm vú xu hướng chúc xuống, tụt thấp dưới mức bình thường. Lúc này vị trí núm vú không còn ở trung tâm của bầu ngực, một phần vì độ căng của mô vú không  còn, vú mất hình dáng và độ nhô ban đầu. Bầu vú dưới và núm vú dần chảy xệ, dần xuống thấp hơn đường chân ngực.

Các dấu hiệu gợi ý một tình trạng ngực sa trễ có thể kể đến vị trí núm vú, cực dưới vú so với đường chân ngực. Một khi tình trạng sa trễ xảy ra, các mô vú xung quanh dần lỏng lẻo, không đảm bảo được vai trò định hình dáng ngực và nâng đỡ. Bạn còn có thể thấy thay đổi ở độ căng, độ nhô của bầu vú so với nền ngực ở mặt phẳng đứng.

Phân loại mức độ bầu vú sa trễ

Các mức độ sa trễ ngực

Theo cách làm cổ điển, người ta phân loại dựa theo mức độ tụt thấp của núm vú so với bình thường. Nhưng cách làm này mang tính chủ quan và chỉ có giá trị tương đối. Nếu núm vú chỉ trễ xuống 2- 5 cm thì ghi nhận sa trễ mức độ nhẹ. Tụt thấp 5-10 cm được cho là sa trễ trung bình và một khi núm vú xuống hơn 10 cm thì ngực đang sa trễ mức độ nặng.

Một cách khác giúp phân độ sa trễ dựa vào tương quan vị trí cực dưới núm vú so với đường chân vú lại được tin dùng hơn cả. Cách làm này dựa vào sai lệch so với định mốc rõ ràng nên dễ quan sát và tính toán.

Mức độ 1: Núm vú nằm ngang mức với đường chân ngực, cực dưới vú tụt thấp hơn và cách núm vú một khoảng đáng kể

Mức độ 2: Vị trí núm tụt thấp hơn đường chân ngực 1-2 cm, nhưng vẫn cao hơn cực dưới vú

Mức độ 3: Núm vú nằm thấp hơn đường chân ngực khoảng 2-3 cm và đồng thời là cực dưới của vú

Mức độ 4: Khoảng cách từ chân ngực đến cực dưới vú lớn hơn 3 cm

Ngoài ra có vài trường hợp tụt thấp không phải ngực sa trễ. Đó là bầu vú vẫn căng, chắc nhưng vị trí núm vú nằm ngang với đường chân ngực, thường gặp ở các mẹ đang cho con bú vì tác động từ đứa trẻ. Còn ở những phụ nữ có mô vú phân bố không đều dễ tạo hình dáng ngực teo đét ở trên và hơi bầu ở dưới tạo hình chữ J nếu nhìn theo phương ngang. Lúc này mô năng đỡ yếu nên núm vú tụt thấp.

Ngực sa trễ hay gặp ở đối tượng nào?

đối tượng bầu vú bị sa trễ

Chế độ ăn uống và sinh hoạt là một trong các yếu tố nguy cơ. Những người ăn uống thiếu dưỡng chất, mỡ, protein thì mô vú kém phát triển, cấu trúc bầu vú lỏng lẻo. Tư thế nằm úp gây chèn ép dáng ngực, đặc biệt là dáng đứng khom lưng cũng không giúp nâng đỡ cho bầu vú mà còn tăng nguy cơ chảy xệ. Việc mặc áo ngực không đúng cỡ hoặc thả rông cũng ảnh hưởng ít nhiều.

Những chị em sở hữu bầu ngực lớn cũng thường gặp tình trạng sa trễ về sau. Bởi kích thước lớn, trọng lượng cũng nhiều hơn và ngày qua ngày, các dây chằng yếu dần, không còn đủ sức nâng đỡ. Và ở những người đang trong giai đoạn giảm cân nhanh, lượng mỡ sụt giảm bất thường thì nguy cơ ngực sa trễ càng cao. Mô mỡ giảm không đều làm cho kết cấu lỏng lẻo, dễ chùng nhão chảy xệ.

Trong quá trình mang thai, bầu vú biến đổi nhiều với sự gia tăng ống tuyến sữa, mô vú đầy lên, dây chằng căng giãn theo, dễ gây chảy xệ sau này. Nội tiết tố thay đổi nhiều trong thời kỳ này. Sau khi sinh, trẻ bú sẽ không ngừng tác động lực hút, kéo và ít nhiều làm thay đổi dáng ngực. Da vùng ngực dễ rạn, nứt trong thai kỳ, làm giảm tính đàn hồi, săn chắc của da, bầu vú càng dễ chảy xệ.

Người trung niên gặp tình trạng chảy xệ ngực nhiều nhất, nhất là khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Tuổi tác đi qua, dấu chứng thời gian không chỉ in hằn trên gương mặt mà sự lão hóa còn làm cho da, mô ngực thiếu săn chắc. Hệ thống dây chằng lỏng léo, mô vú teo dần theo thời gian, núm vú tụt thấp. Khi đến tuổi mãn kinh, nội tiết tố sụt giảm càng làm cho mô vú thoái triển.

Cách khắc phục

khắc phục ngực sa trễ

Khắc phục tình trạng chảy xệ phụ thuộc vào cách thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt của mỗi người. Trước mắt cần ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu chất béo, vitamin và protein để cung cấp năng lượng, giúp tái tạo mô vú và săn chắc cơ ngực. Tư thế sinh hoạt đúng cũng cần được tuân thủ, không khom lưng hoặc nằm sấp để tránh đè ép bầu vú.

Tiếp đến là các bài tập bổ trợ để tăng cường sức cơ, săn chắc mô vú và thu gọn bầu ngực chảy xệ. Kiên trì tập plank, chống đẩy mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện. Massage bầu ngực một cách nhẹ nhàng theo nhiều hướng giúp cho khí huyết lưu thông, thúc đẩy máu đến nuôi. Trong suốt quá trình này, việc cố định bầu ngực chảy xệ bằng áo ngực thích hợp giúp nâng đỡ và giữ dáng rất tốt.

Điều trị

Điều trệ bầu ngực sa trễ

Nếu các biện pháp trên không giúp khắc phục tình trạng chảy xệ gây mất thẩm mỹ thì chị em có thể tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn. Việc can thiệp để cải thiện độ chắc, đặt lại vị trí núm vú và tạo dáng ngực chuẩn là hết sức cần thiết. Tùy theo mức độ sa trễ và nguyện vọng của từng người mà các phương pháp không phẫu thuật hoặc phẫu thuật sẽ được đưa ra.

Nếu bạn chỉ sa trễ mức độ nhẹ và không muốn can thiệp phẫu thuật thì treo ngực sa trễ bằng chỉ là lựa chọn thích hợp. Phương pháp này nổi tiếng vì độ an toàn, ít xâm lấn và không can thiệp dao kéo nên ít thương tổn, thời gian phục hồi nhanh. Nhưng hiệu quả đem lại chỉ giúp nâng bầu vú chứ không thu gọn quầng vú hoặc điều chỉnh vị trí núm vú.

Bác sĩ sẽ đưa vào mô vú các sợi chỉ nhỏ nhằm mục đích nâng đỡ phần mô, cơ chảy xệ, kéo căng rồi đưa bầu vú về độ cao ban đầu, lấy lại vẻ săn chắc, căng đầy. Chỉ được dùng là loại chỉ sinh học, tự tiêu sau một thời gian nên nếu mô vú đã lão hóa, bệnh nhân lại ăn uống và sinh hoạt sai cách thì nguy cơ chảy xệ trở lại sau 1- 2 năm là rất cao.

Còn một khi sa trễ đã ở mức trung bình nhưng người dùng chỉ muốn cải thiện tình trạng chảy xệ thì có thể tìm đến nâng ngực sa trễ không đặt túi. Phương pháp này cho phép bác sĩ khéo léo can thiệp vào bầu ngực của bạn, cắt bỏ phần mỡ dư thừa, loại bỏ da chùng nhão mất thẩm mỹ, rồi thắt chặt mô xung quanh. Từ đó nhanh chóng tạo vẻ săn chắc căng tràn cho bầu vú mới.

Ngoài ra trong quá trình thực hiện, bác sĩ còn có thể kết hợp thu nhỏ quầng vú và đặt lại vị trí núm vú. Từ vị trí dưới chân ngực, nhũ hoa được đưa lên cao, đem lại bầu ngực tự nhiên, nữ tính cho chị em. Mặc dù can thiệp dao kéo ít nhiều gây đau và xâm lấn mô xung quanh, lại không cải thiện kích cỡ bầu ngực, nhưng ưu điểm của kỹ thuật này là thao tác nhanh, giá thành rẻ.

Và nếu chị em đã sa trễ mức độ nặng, mô vú lại teo đét, lỏng lẻo thì phẫu thuật nâng ngực có đặt túi sẽ là lựa chọn hàng đầu. Không chỉ cải thiện tình trạng chảy xệ như hai phương pháp trên, việc đặt túi ngực còn giúp đẩy cao núm vú, tạo dáng ngực mới căng tràn, quyến rũ cho khách hàng. Chị em sau sinh vì cho con bú mà chảy xệ ngực nhiều thường tin dùng kỹ thuật này.

phẫu thuật ngực sa trễ

Trước tiên, bác sĩ sẽ gây mê toàn thân rồi tiến hành rạch mổ theo các đường phù hợp với từng bệnh nhân và mục đích cuộc mổ. Có đường mổ hình liềm, quanh quầng vú, đường mổ dọc đứng và hình mỏ neo. Sau đó bác sĩ loại bỏ phần da và mỡ thừa vùng ngực đã chùng nhão, rồi tiến hành bóc tách, bộc lộ khoang ngực để đặt túi. Cuối cùng việc khâu đóng các lớp được thực hiện và dẫn lưu nếu cần.

Tuy nhiên có những trường hợp không nên nâng ngực dù tình trạng đang chảy xệ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống. Khi bạn đang mong muốn có thai hoặc thời kỳ sau sinh cho con bú, việc can thiệp vùng ngực sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tiết sữa và thiên chức làm mẹ. Người ngực quá lớn sau khi can thiệp thì có nguy cơ sa trễ trở lại nên cần kiêng khem và chăm sóc kỹ càng hơn.

Như vậy, ngực sa trễ là gì? Là tình trạng thường thấy ở các chị em sau sinh và người trong độ tuổi mãn kinh. Những biến đổi trên đây là hoàn toàn bình thường và chị em có thể cải thiện với những bài tập, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Còn đối với chảy xệ mức độ nặng thì cần cân nhắc lựa chọn phẫu thuật nâng ngực sa trễ. Chưa bao giờ là muộn để lấy lại sắc vóc thanh xuân đúng không?

Tìm hiểu thêm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *