Kỹ thuật nâng ngực mới nhất hẳn rất được nhiều chị em quan tâm bởi những phương pháp cũ gây xâm lấn vào mô vú xung quanh trong quá trình bóc tách dễ gây đau, chảy máu, lâu lành và tạo sẹo xấu, sẹo lồi mai này. Để khắc phục tình trạng đó, những kỹ thuật tiên tiến đã ra đời. Tất cả đều cùng nhắm đến mục đích đặt an toàn và chất lượng lên hàng đầu. Chị em có thể tìm hiểu về những phát kiến mới nhất về kỹ thuật nâng ngực mới nhất qua bài viết sau.
Kỹ thuật nâng ngực mới nhất – Nâng ngực không chạm
Kỹ thuật nâng ngực không chạm là kỹ thuật được thực hiện khi đưa túi độn vào khoang ngực nhưng đảm bảo vô trùng tuyệt đối vì tay phẫu thuật viên không chạm vào túi. Bác sĩ sẽ dùng một chiếc phễu y tế Keller Funnel để chứa túi nâng ngực sau đó bóp phễu để túi chui lọt vào khoang ngực đã bóc tách trước đó. Với đường rạch ở miệng túi chỉ cỡ đồng xu, đường mổ tương ứng trên da cũng nhỏ.
Ưu điểm kỹ thuật nâng ngực không chạm
Đầu tiên phải kể đến khả năng đảm bảo vô trùng trong khâu đặt túi, giảm thiểu 99% tình trạng co thắt bao xơ vốn dễ khởi phát và dữ dội hơn khi có mặt vi khuẩn. Hiện tượng này là phản ứng tự vệ của cơ thể khi mô xung quanh bao lấy vật thể lạ, và ở đây là túi nâng ngực. Hạn chế vi khuẩn xâm nhập cũng làm giảm biến chứng viêm nhiễm, nứt, vỡ túi độn và chậm lành vết mổ cho bệnh nhân.
Ngoài ra vì đường rạch trên da nhỏ chỉ tương ứng với đường kính đồng xu nên việc bóc tách hay xâm lấn da, lớp mỡ và mô vú xung quanh cũng hạn chế. Không những giảm thiểu đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân mà các biến chứng chảy máu và rút ngắn thời gian hồi phục, ít để lại sẹo trên da. Vì mô ngực ít bị xâm phạm nên độ che phủ tốt, khả năng cố định túi cũng chắc hơn, túi khó bị lộ, di lệch.
Tiết kiệm thời gian cho tổng thể cuộc mổ và thời kỳ hậu phẫu cũng là một điểm cộng của kỹ thuật trên. Vì việc bóp túi từ phễu vào khoang ngực chỉ mất 3 giây, khác hẳn với thao tác dùng tay thông thường nên thời gian gây mê cũng không cần dài. Nhờ đó thời gian cuộc mổ nếu tiến hành trơn tru với đầy đủ nhân lực và vật lực thì sẽ rút ngắn hơn. Vì vết mổ ngắn, tổn thương ít nên hồi phục nhanh, liền sẹo tốt.
Nhược điểm kỹ thuật nâng ngực không chạm
Hiện nay kỹ thuật này chỉ dùng phễu y tế chuyên dụng Keller Funnel với thiết kế hình nón, được lót trong bởi lớp chất ưa nước giảm ma sát. Cần đi đôi với túi nâng ngực đặc hiệu, chất lượng và phù hợp với phễu, nhưng phải tương thích với người dùng. Tất cả những yêu cầu trên đều tốn kém bởi khâu chọn lựa gắt gao, dẫn đến chi phí toàn cuộc mổ bị đội lên so với phẫu thuật truyền thống rất nhiều.
Những kỹ thuật cùng thao tác tỉ mỉ yêu cầu người phẫu thuật viên phải có trình độ chuyên môn nhất định và hệ thống cơ sở vật chất, máy móc hiện đại. Nếu không đảm bảo một trong hai yếu tố thì cuộc mổ sẽ mất nhiều thời gian hơn và không mang lại hiệu quả như mong đợi. Nhược điểm tiếp theo chính là kỹ thuật này không phải ở cơ sở y tế hay bác sĩ nào cũng có thể thực hiện.
Nâng ngực không khâu
Nâng ngực không khâu là kỹ thuật dùng keo sinh học Dermabond để dán cố định hai mép da lại với nhau sau khi đã khâu đóng các lớp khác, giúp vết mổ mau lành. Thay thế cho kỹ thuật khâu da trong các phẫu thuật thông thường sẽ dễ để lại sẹo xấu hoặc dễ phát hiện thì việc dùng keo dán sẽ khắc phục được những thiếu sót đó. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm nâng ngực không khâu
Việc dùng chỉ khâu có thể dễ nhìn ra trong thời gian đầu sau mổ và đôi khi gây ra cảm giác cộm, khó chịu cho bệnh nhân. Còn đối với kỹ thuật này, hai mép da sẽ được dán kín hoàn toàn, không để lộ sẹo lồi, sẹo xấu như khâu,nếu đường mổ ở chân ngực thì dấu tích từ cuộc mổ sẽ càng khó phát hiện. Và bệnh nhân cũng không cần thay băng, rửa vết thương hằng ngày như khi được khâu.
Với kết cấu là một lớp màng bảo vệ mỏng, keo dán Dermabond giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và ngăn nước đi vào vết mổ. Nguy cơ nhiễm trùng sau mổ sẽ giảm thiểu, giúp vết mổ nhanh lành, rút ngắn thời gian hồi phục. Nhờ hạn chế viêm nhiễm mà biến chứng co thắt bao xơ, đau nhức kéo dài và nứt vỡ túi nâng ngực cũng khó xảy ra.
Ngoài ra, vì là keo dán sinh học nên thực chất nó khá an toàn với cơ thể, phù hợp với da và mô cùng độ co giãn, tái tạo của chúng trong thời kỳ hậu phẫu. Chất keo bám dính tốt, giúp vết mổ chịu được sức căng, co kéo ở mô, cơ xung quanh, ổn định vết mổ. Khách hàng có thể tự theo dõi tại nhà và keo sẽ tự bong sau 7-10 ngày nên khách hàng không cần tốn thời gian đến tái khám cắt chỉ.
Nhược điểm nâng ngực không khâu
Tuy khá nhiều lợi ích nhưng với việc hai mép da dính liền hoàn toàn trong suốt thời kỳ hậu phẫu sẽ khiến bác sĩ khó theo dõi được diễn tiến hồi phục. Bởi lẽ nếu được khâu như thường, hễ có tình trạng viêm nhiễm hay chảy máu trong vết mổ, sẽ có hiện tượng rỉ dịch viêm, máu ra ngoài. Và đánh giá mức độ lành nhanh hay chậm cũng là một điều dễ dàng theo dõi bằng mắt thường qua đường mổ.
Nâng ngực nội soi
Phẫu thuật được tiến hành với sự hỗ trợ của dụng cụ nội soi. Bác sĩ sẽ rạch đường mổ nhỏ tại nách, quầng vú, đường chân vú hoặc rốn để đưa thiết bị nội soi vào. Dựa theo hình ảnh trực tiếp được truyền tới màn hình thì bác sĩ khéo léo đưa các dụng cụ này tiếp cận khoang ngực, quá trình bóc tách được tiến hành và túi độn được đưa vào khoang theo vị trí xác định từ trước.
Ưu điểm
Đường rạch trong mổ nội soi rất nhỏ, chỉ khoảng 2.5 cm, vừa đủ để dụng cụ chui lọt. Hình ảnh chân thực được truyền trực tiếp đến màn hình với độ phóng đại 10 lần thực tế giúp bác sĩ quan sát được rõ đường đi và tình trạng xung quanh, tránh va chạm và tổn thương mạch máu, cầm máu ngay khi có vấn đề. Nhờ đó, thời gian thao tác bóc tách đặt túi sẽ nhanh hơn so với phương pháp mổ truyền thống.
Vì phần da, mô và cơ xung quanh ít bị tác động vì đường rạch nhỏ, hạn chế xâm lấn nên giảm thiểu trải nghiệm đau đớn cho bệnh nhân và tránh thương tổn mô, mạch máu, không tạo sẹo lồi, sẹo xấu trên da. Không chỉ thế, kỹ thuật nội soi còn hạn chế biến chứng viêm nhiễm, co thắt bao xơ sau này vì đã bảo vệ tối đa mô, cơ xung quanh và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Chị em cần chăm sóc tốt 1-2 tuần và vận động nhẹ nhàng thì có thể nhanh chóng trở lại với sinh hoạt bình thường.
Vì đặc điểm đặt túi nâng ngực dưới cơ của kỹ thuật nội soi mà ống tuyến sữa của bầu vú không bị ảnh hưởng và đảm bảo khả năng nuôi con bằng sữa mẹ dù mới trải qua cuộc phẫu thuật này. Cảm giác vùng ngực cũng nguyên vẹn như trước mổ. Và độ che phủ và khả năng cố định túi cũng tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng lộ túi, lệch túi hay chảy xệ về sau.
Nhược điểm
Tuy được sự phụ trợ đắc lực từ máy móc nhưng yếu tố con người trong sự thành bại của cuộc mổ vẫn rất quan trọng. Việc đầu tiên cần có chính là tay nghề và sự thành thục của người mổ chính. Bác sĩ cần linh hoạt trong thao tác với dụng cụ và định hướng chuẩn xác theo hình ảnh trên màn hình, xử trí kịp thời mọi vấn đề phát sinh. Chi phí cao cũng là một nhược điểm của phương pháp này.
Bởi vị trí đường mổ cách xa khoang ngực cần bóc tách để giấu vết mổ, đem lại thẩm mỹ nên việc đi tới được vị trí định trước mà giảm thiểu thương tổn nhưng đảm bảo đường đi thông thoáng cho khâu đặt túi ở sau quả là không dễ dàng. Có thể tạo khó khăn trong quá trình thực hiện, kéo dài thời gian mổ, thao tác không tốt còn nguy cơ vỡ túi, chảy máu khi cố đưa túi vào khoang.
Kỹ thuật nâng ngực mới nhất với đường mổ nhỏ
Có vẻ bước tiến lớn trong các kỹ thuật trên chính là thu hẹp phạm vi xâm lấn, tác động lên mô, da qua đường mổ nhỏ. Từ kỹ thuật nội soi cho đến nâng ngực không chạm đều đề cao bảo toàn mô vú xung quanh, hạn chế can thiệp dao kéo. Nhận ra điều này, các phẫu thuật viên đã không ngừng nâng cao tay nghề và khéo léo thao tác đế tạo đường mổ nhỏ ngay trong phẫu thuật nâng ngực sa trễ.
Cũng vẫn là những đường rạch mổ quen thuộc tại nếp nhăn trong hố nách, nếp da tại chân vú hay đường quầng quanh núm vú, nhưng thay vì kéo dài 4-5 cm thì đường mổ nhỏ chỉ tầm 2-3 cm để phẫu thuật viên thao tác. Sau đó các bước bóc tách bộc lộ vẫn sẽ được tiến hành để tại khoang và đặt túi nâng ngực, nhưng sẽ cần nhiều hơn hỗ trợ máy móc và sự tỉ mỉ, khéo léo.
Ưu điểm nâng ngực đường mổ nhỏ
Những vị trí đường mổ cổ điển đều đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ giấu sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên chiều dài càng thu hẹp thì tốc độ lành sẹo càng nhanh và phòng tránh tình trạng seo lồi, sẹo xấu ở một số chị em có cơ địa đặc biệt. Ngoài ra, vi khuẩn sẽ khó xâm nhập vào vết thương hơn vì diện tích vết mổ thu hẹp, tránh được hiểm họa viêm nhiễm, co thắt bao xơ sau này.
Mà đường vào nhỏ nên phạm vi cắt lọc, bóc tách cũng không thể quá rộng. Dẫn đến thu hẹp mức độ xâm lấn, ngăn ngừa thương tổn không cần thiết lên phần da, mỡ và mô cơ xung quanh. Bệnh nhân sẽ ít đau đớn hơn cả trong và sau cuộc mổ, và giảm hẳn nguy cơ chảy máu. Vì ít thương tổn nên khả năng hồi phục, lành sẹo cũng nhanh hơn. Bệnh nhân không cần tốn công chăm sóc, theo dõi.
Nhược điểm
Với đường mổ rộng hơn, phẫu thuật viên sẽ dễ dàng thao tác và bóc tách khoang ngực, việc đưa túi vào cũng dễ dàng hơn nhiều và căn chỉnh theo vị trí xác định cũng thuận lợi. Còn khi thao tác trên đường rạch chỉ 2-3 cm, đòi hỏi bác sĩ phải khéo léo, nhạy bén hơn cả. Kinh nghiệm, kỹ thuật được đề cao và đó là nguyên do kéo dài cuộc mổ hơn nhiều so với đường rạch thông thường.
Một yêu cầu khác là sự hỗ trợ đắc lực từ trang thiết bị và chất lượng túi nâng ngực phải bền chắc, mềm mại mới chịu được cảnh đè ép và đẩy vào khoang ngực qua đường vào hẹp. Việc thực hiện kỹ thuật này cũng khá kén đối tượng vì nếu phần mô, cơ lỏng lẻo sau lão hóa hay cho con bú thì rất khó để thao tác. Nếu thất bại, nguy cơ cao phải mở rộng đường mổ và làm tốn công, phí sức, nguy cơ hết mê.
Kỹ thuật nâng ngực Dual- plane
Hai bầu ngực được cấu thành từ mô mềm, mô mỡ, các tuyến và mô liên kết,…Chúng nằm ngay dưới da và nằm trên cơ ngực lớn. Dựa trên đặc điểm giải phẫu này, có ba vị trí được lựa chọn để đặt túi độn trong phẫu thuật nâng ngực. Đó là: Đặt túi dưới cơ ngực, Đặt túi dưới mô và Đặt túi Dual- plane ( một phần dưới cơ và phần túi còn lại trên cơ)
Về cơ bản, túi nâng ngực vẫn sẽ được đặt dưới cơ. Nhưng chỉ phần trên túi độn nằm dưới lớp cơ còn đầu dưới của túi lại bao bọc trong mô vú. Phần rìa dưới bám vào xương sườn của cơ ngực lớn sẽ được giải phóng và phần dính với mô ngực ở đây cũng được tách ra. Vì không có chỗ đeo bám nên cơ ngực co lên trên, để lộ khoảng trống cho phần dưới túi ngực tràn qua, chui vào ngay dưới mô vú.
Ưu điểm
Kỹ thuật Dual- plane là sự kết hợp hài hoà của hai vị trí đặt túi thông thường với ưu điểm của cả hai. Phần túi đặt dưới cơ sẽ được bảo vệ trước tác động ngoại lực, tránh được nguy cơ xô lệch túi và xệ ngực sau này. Vì được cơ ngực che chở nên phần ngực ở đây chỉ thấy nhô cao, tràn đầy hơn chứ khó lòng phát hiện nếp gấp túi hay gợn sóng lộ túi.
Còn phần dưới túi nâng sẽ bao trọn bởi mô vú xung quanh nên nâng đỡ vùng này tạo bầu vú tròn trịa, núm vú đẩy cao mang lại nét tự nhiên, quyến rũ cho chị em. Và khi kết hợp với phần túi ở trên sẽ đem lại dáng ngực giọt nước tự nhiên, áp sát ở trên vào thành ngực và tròn dần phía bầu vú. Nguy cơ co thắt bao xơ cũng ít hơn vì ít tiếp xúc mô vú.
Nhược điểm
Vì một phần cơ ngực lớn bị tách ra khỏi vị trí tự nhiên của nó nên khi vận động cần tránh gắng sức nhóm cơ vùng này, lực cơ cũng yếu đi so với trước mổ. Và vì phẫu thuật có mức xâm lấn cao, thao tác nhiều nên dễ gây đau nhức cho bệnh nhân kéo dài trong thời kỳ hậu phẫu. Cảm giác nặng ngực, đè ép được nhiều người mô tả, kéo dài trong 24 giờ sau mổ và giảm dần.
Vị trí đặt túi này gây nhiều nguy cơ lộ túi trong thời gian đầu, nhất là hiện tượng “gò ngực kép”. Dưới tác động co bóp khi vận động mạnh cơ vùng ngực như các bài tập chống đẩy, thì túi độn dễ bị đẩy lên cao và đẩy khỏi vị trí ban đầu. Khi cơ giãn túi lại tụt xuống. Về lâu dài, bầu ngực lỏng lẻo do túi ngực không được cố định tốt, dáng ngực chảy xệ hoặc biến dạng rất mất thẩm mỹ.
Túi nâng ngực Nano chip
Để có thể tạo nên thành công cho những kỹ thuật trên, đóng góp của máy móc và tay nghề bác sĩ là điều không cần bàn cãi, nhưng bên cạnh đó còn là chất lượng túi nâng ngực. Và ứng cử viên số một thỏa mãn các yêu cầu đặc thù cho từng kỹ thuật và vẫn đảm bảo được chất lượng bầu ngực sau nâng phải kể đến túi nâng ngực Nano Chip của MOTIVA( Hoa Kỳ).
Ưu điểm
Túi Nano của MOTIVA nổi tiếng với kết cấu 7 lớp lưới đan cài bền chắc gấp 8 lần túi độn ngực thông thường chỉ 3-4 lớp. Dù ngoại lực tác động túi cũng không nứt vỡ hay rỉ gel. Lớp thứ 5 của túi là chất liệu ngăn ngừa co thắt bao xơ, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Túi được làm đầy bằng 100% gel mềm và kết hợp với bề mặt nano nên túi tạo cảm giác thật như mô vú tự nhiên.
Độ đàn hồi của túi cũng tốt dù bị xoắn vặn cũng trở lại được hình dáng ban đầu, người dùng không lo bầu vú bị biến dạng nếu có va chạm. Bề mặt nano bám dính tốt gấp 20 lần túi độn ngực thường, không sợ di lệch và biến chứng chảy xệ, lệch túi sau thời gian dài sử dụng. Cho nên việc dùng túi trong các kỹ thuật nâng ngực không chạm, nội soi hoặc đường mổ nhỏ là hoàn toàn hợp lý.
Túi còn có khả năng định hình dáng ngực tốt, dáng túi linh hoạt, lúc thì giọt nước khi đứng, nằm thì tròn đều. Thời gian sử dụng túi cũng lâu hơn, dao động 15- 20 năm và có thể kéo dài nếu chị em biết cách chăm sóc, vận động hợp lý. Chip điện tử siêu nhỏ được gắn trong túi để cung cấp hơn 15 thông số kỹ thuật cần thiết từ số lô đến thời gian phẫu thuật, và chính sách bảo hành trọn đời toàn cầu.
Nhược điểm
Bởi chất lượng không chỉ từng lớp cấu trúc đến thiết kế, từ chất độn đến bề mặt vỏ nên hiệu quả tối ưu túi Nano chip mang lại cũng đi liền với giá thành của nó. Chi phí đắt đỏ là một điểm trừ của dòng túi này. Và vô hình chung đội giá cả phẫu thuật lên cao nếu có kết hợp thêm một trong các kỹ thuật kể trên.
Nói tóm lại, chứng kiến những thay đổi mang tính đóng góp trên trong công cuộc đem đến diện mạo hoàn hảo cho bầu ngực, chắc hẳn nhiều chị em sẽ an tâm hơn khi quyết tâm đầu tư cho mình một vòng ngực mới tròn đầy. Chị em còn chần chờ gì nữa mà không đến ngay cơ sở y tế uy tín và tham khảo các kỹ thuật nâng ngực mới nhất ở trên của Thẩm Mỹ Viện UpV1 để tìm lại sắc xuân cho vòng một của mình.
Có thể tham khảo thêm:
- Giải Đáp Câu Hỏi Nâng Ngực Có Đau Không? Giảm Đau Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực
- Những lưu ý sau khi nâng ngực mà bạn cần biết
- Nâng ngực bằng mỡ tự thân là gì? Hiệu quả có tốt không?
- 10 biến chứng sau khi phẫu thuật nâng ngực sa trễ tại các cơ sở kém chất lượng