Tụt Núm Vú Là Gì? Làm Gì Khi Núm Vú Thụt Vào Bên Trong?

Tụt núm vú là gì? Làm gì khi núm vú thụt vào bên trong?

Núm vú thụt vào bên trong là một nỗi khổ với bất kỳ chị em nào mắc phải. Bởi bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng mong muốn bản thân có thể sở hữu một vòng một quyến rũ. Một bộ ngực đẹp là tổng hòa của rất nhiều yếu tố từ bầu ngực, quầng vú cho đến núm vú. Tụt núm vú không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây rất nhiều khó khăn cho phụ nữ trong việc thực hiện thiên chức làm mẹ. Hôm nay, hãy cùng UpV1 tìm hiểu về tụt núm vú và làm gì khi núm vú thụt vào bên trong!

Tổng quan về núm vú

Ở phụ nữ trưởng thành, vú nằm ở giữa xương sườn 2 – 6 theo trục dọc và giữa bờ ngoài xương ức và đường nách giữa theo trục ngang. Trung bình, đường kính vú khoảng 10-12cm, dày 5-7cm ở trung tâm. Hình dạng của vú rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là hình nón. 

Núm vú nổi lên trên quầng vú, có chứa các tuyến bã, các sợi cơ trơn. Các cơ trơn này giúp núm vú cương lên khi được kích thích. Ngoài ra, núm vú còn có rất nhiều tận cùng thần kinh cảm giác nên rất nhạy cảm. Có khoảng 15 đến 20 ống dẫn sữa xuyên qua núm vú, có tác dụng dẫn sữa khi cho con bú. Núm vú được cho là bình thường khi có màu sắc tương đồng với màu da. Nếu bạn sở hữu làn da trắng sáng, núm vú của bạn sẽ có màu nâu nhạt hay màu hồng nhạt. Núm vú không bị co kéo, biến dạng hay chảy dịch bất thường. 

Một núm vú đẹp là núm vú nằm ở chính giữa bầu vú. Thường sẽ có chiều dài khoảng 2-3 cm, đường kính từ 1-1,5cm, hơi hướng ra ngoài. Màu sắc nhũ hoa cũng mang đến sức hấp dẫn rất lớn. Nhũ hoa đẹp là những nhũ hoa có màu sắc tươi tắn, hồng nhẹ, không bị thâm đen. Có thể có lông mọc trên núm vú của bạn, dù vậy lông mọc trên núm vú thưa, nhạt màu, và mỏng như sợi tơ sẽ được coi là đẹp.

Tụt núm vú và biểu hiện của tụt núm vú

Tụt núm vú là tình trạng một phần hay toàn bộ núm vú bị kéo tụt vào trong thay vì hướng ra ngoài. Tụt núm vú được gọi là co rút núm vú, lộn núm vú hay đảo ngược núm vú. Tụt núm vú gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng cũng như thẩm mỹ vòng một.

Biểu hiện của tụt núm vú được phân chia theo như sau: 

  • Độ 1: Núm vú bị tụt nhưng có thể kéo ra dễ dàng và duy trì thời gian nhô ra mà không cần thực hiện kéo núm vú liên tục. Trong trường hợp này thường không có sự thiếu hụt mô tuyến, không có viêm, hay u xơ tuyến vú… 
  • Độ 2: Núm vú bị tụt, bạn có thể kéo ra nhưng không quá dễ dàng. Sau khi kéo ra, núm vú quay trở lại trạng thái tụt như cũ. 
  • Độ 3: núm vú bị tụt hẳn vào trong, rất khó để kéo ra ngoài. Trường hợp này thường xảy ra do ngắn tuyến sữa, thiếu hụt tổ chức mô liên kết tuyến vú, viêm nhiễm, u xơ tuyến vú.

Nguyên nhân gây tụt núm vú

nguyên nhân gây tụt núm vú

  Tụt núm vú có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tụt núm vú ở phụ nữ. Có thể chia ra làm hai nhóm nguyên nhân chính gây tụt núm vú:

  • Nguyên nhân bẩm sinh: xuất hiện từ tuổi dậy thì, chiếm khoảng 10% trong các trường hợp. Tụt núm vú bẩm sinh thường không gây nguy hiểm, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Sau khi có con và cho con bú, bạn có thể can thiệp để xử lý tình trạng núm vú bị tụt của mình.
  • Nguyên nhân mắc phải: thường do viêm, chấn thương, bệnh lý. Có thể kể đến như: nhiễm trùng tuyến vú, giãn ống tiết sữa, áp xe dưới quầng vú, biến chứng sau phẫu thuật, nhóm các bệnh lý ác tính

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ trên 50 tuổi có dấu hiệu tụt núm vú có thể mắc một số bệnh sau:

  • Ung thư vú: một trong những triệu chứng của ung thư vú đó là gây co kéo mô vú và tụt núm vú.
  • Giãn ống tuyến vú: làm cho núm vú tiết dịch trắng đục, hơi xanh hoặc đen. Bên cạnh đó, núm vú cũng bị mềm, đỏ, tụt vào trong và hơi sưng. 
  • Áp xe vú: Trong trường hợp này núm vú bị tụt kèm chảy mủ khi ấn vào, dễ bị trầy xước, sốt.

Nếu tụt núm vú đơn thuần, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi có tụt núm vú kèm theo các dấu hiệu sau, bạn cần đến gặp bác sĩ và thực hiện các kiểm tra cần thiết: núm vú tiết dịch bất thường, có khối ở vùng vú, nổi hạch tại khu vực lân cận, có cảm giác khó chịu hoặc đau tức vùng vú, thay đổi hình dạng cũng như kích thước của vú.

Hậu quả của tụt núm vú

hậu quả khi núm vú thụt vào bên trong

  Tụt núm vú gây ra rất nhiều hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em phụ nữ. Đặc biệt trong phương diện tình cảm cũng như thực hiện thiên chức làm mẹ.

  • Khi núm vú bị tụt vào trong, rất khó để bạn có thể vệ sinh sạch sẽ núm vú. Điều đó là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, viêm nhiễm vùng vú. 
  • Núm vú tụt vào trong khiến bạn trong thời kỳ nuôi con bú gặp nhiều khó khăn. Bé thường khó ngậm bắt vú tốt trong trường hợp mẹ bị tụt núm vú. Trong các trường hợp tụt núm vú, bạn có thể sử dụng cách hút sữa. Tuy nhiên, mọi khuyến cáo y khoa khuyến nghị mẹ nên cho bé bú trực tiếp nhằm tăng lượng sữa tiết, gắn chặt tình cảm mẹ con và tránh tình trạng tắc tia sữa ở mẹ.
  • Tụt núm vú khiến cho vòng 1 của chị em mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Đồng thời, trong các cuộc ân ái, việc núm vú bị tụt khiến cho bạn khó có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị tình ái. 

Cách phương pháp điều trị tụt núm vú tại nhà

phương pháp điều trị khi núm vú thụt vào bên trong

Có rất nhiều phương pháp để điều trị tụt núm vú. Có thể chia ra thành hai nhóm phương pháp chính là xâm lấn và không xâm lấn. Khi bị tụt núm vú, các chị em có thể áp dụng các phương pháp không xâm lấn ở nhà để điều trị tụt núm vú.

Massage đầu vú

Đây là một phương pháp hiệu quả để điều trị tụt núm vú không tốn tiền, hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà với tất cả chị em. Cách massage đầu vú như sau: Sau khi tắm xong, dùng một tay nâng bầu vú lên, tay còn lại bôi dung dịch massage lên vú, thực hiện động tác massage xoay tròn theo chiều từ ngoài vào trong đến cho đến khi đầu vú hướng ra ngoài. Thực hiện động tác trên mỗi lần 5- 7 phút cho đến khi đầu vú giữ nguyên trạng thái cương cứng thì dừng lại. 

Với cách massage này, bác sĩ khuyên chị em nên áp dụng từ 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, bạn không nên thực hiện massage đầu vú do tăng tiết hormone oxytocin gây sảy thai.

Kỹ thuật Hoffman 

Kỹ thuật Hoffman là một bài tập ở nhà đơn giản, dễ áp dụng và gần như vô hại. Cách thực hiện kỹ thuật như sau:

  • Đặt cả 2 ngón tay cái vào phần gốc của núm vú.
  • Nhấn mạnh 2 ngón tay cái vào mô vú. Tiếp đó dần dần tách ngón tay ra xa khỏi gốc núm vú.
  • Thực hiện 2 bước trên với bên vú còn lại nếu bị tụt núm vú cả hai bên.

Kỹ thuật Hoffman nên làm 5 phút/lần với mỗi bên vú và áp dụng đều đặn 2 lần/ngày. Theo thời gian, núm vú sẽ hướng ra ngoài thường xuyên hơn.

Miếng bảo vệ núm vú

Lợi dụng đặc tính tạo lực đẩy núm vú ra ngoài của miếng bảo vệ núm vú, chị em có thể sử dụng nó để điều trị tụt núm vú.

  • Úp miếng bảo vệ núm vú lên ngực và điều chỉnh sao cho đầu ti của bạn nằm ở vị trí lỗ nhỏ.
  • Bạn hãy đeo miếng bảo vệ núm vú dưới lớp áo ngực.
  • Trong trường hợp phải cho con bú thì bạn hãy đeo miếng dán này trước 30 phút.

Các chị em nhớ vệ sinh sạch sẽ miếng bảo vệ núm vú trước và sau khi sử dụng, đồng thời, không nên đeo miếng bảo vệ núm vú cả ngày hay kéo dài trong nhiều ngày.

Máy hút sữa

Một trong những trợ thủ đắc lực giúp các mẹ nuôi con cũng có thể sử dụng để điều trị tụt núm vú. Bạn có thể sử dụng máy hút sữa để hút đầu ti ra, sau đó thực hiện massage núm vú. 

Nhược điểm của máy hút sữa đó là có thể gây đau khi bạn sử dụng không đúng cách hay sử dụng quá nhiều. 

Phẫu thuật điều trị tụt núm vú

phẫu thuật điều trị tụt núm vú

Bốn phương pháp kể trên đều là những phương pháp dễ thực hiện, không xâm lấn và tiết kiệm chi phí cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng các phương pháp này không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao. Kỹ thuật xâm lấn thường đạt hiệu quả cao trong việc điều trị tụt núm vú.

  • Kỹ thuật xỏ khuyên kéo nhũ hoa: thường được áp dụng trong trường hợp bạn áp dụng tất cả các phương pháp trên không thành công. Phương pháp này có thể khắc phục tình trạng núm vú bị tụt mà không gây ảnh hưởng đến các tuyến dẫn sữa và khả năng cho con bú. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng khuyên kim loại xuyên qua núm vú, nhằm kích thích biểu mô đùn ra ngoài. Sau khi thực hiện phương pháp này, bạn có thể về nhà điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được áp dụng. 
  • Phẫu thuật bảo tồn một phần các ống sữa (kỹ thuật parachute flap): Bác sĩ sẽ sử dụng chỉ sinh học để cố định cho núm luôn nhô ra ngoài, đồng thời loại bỏ tổ chức mô xơ của vú nếu có. Kỹ thuật này giúp bảo tồn toàn bộ chức năng tiết sữa để không gây ảnh hưởng đến khả năng cho con bú, đồng thời giấu nếp sẹo kín đáo, bạn không cần phải lo lắng để lại sẹo quá lộ khi thực hiện phẫu thuật này. Đồng thời, đây được tính là một tiểu phẫu nên thời gian phẫu thuật sẽ không kéo dài. Việc của bạn là chăm sóc hậu phẫu tốt, vệ sinh sạch sẽ và có chế độ ăn uống hợp lý làm vết thương mau lành.

  Các phương pháp phẫu thuật giúp điều trị tụt núm vú đa phần là các phương pháp dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian và đạt hiệu quả cao. Hiện nay, có rất nhiều phòng khám, bệnh viện thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, vẫn luôn có xác suất xảy ra các tai biến, biến chứng trong cuộc “trùng tu” nhũ hoa của bạn.

Hãy lựa chọn các phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện phẫu thuật. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Dự phòng khi núm vú thụt vào bên trong

Cách tốt nhất để dự phòng tụt núm vú cũng như các bệnh lý liên quan đến vòng một là bạn cần biết cách tự khám vú ở nhà.

Tự khám vú ở nhà là một phương pháp dễ thực hiện, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc phát hiện các vấn đề liên quan đến vòng một. Đặc biệt, nó giúp bạn tầm soát cả ung thư vú, vượt qua tầm mong đợi của việc kiểm tra bị tụt núm vú hay không. Do đó, bạn nên thực hiện tự khám vú ở nhà sau thời điểm sạch kinh từ 5-7 ngày và đều đặn mỗi tháng.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhìn
    • Cởi áo ra, ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương với tư thế xuôi hai tay và quan sát tuyến vú 2 bên. Tìm xem những dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng và sự đối xứng của 2 vú, da vú dúm dó, lõm xuống, nổi sẩn. 
  • Bước 2
    • Hai cánh tay dang rộng, bàn tay để sau đầu. Tìm các dấu hiệu bất thường của vú như bước đầu tiên
  • Bước 3: Khám
    • Nằm ngửa trên giường, đưa tay trái ra sau gáy, dùng tay phải khám ngực trái. Dùng 3 ngón tay xòe thẳng, vừa ấn nhẹ lên bầu vú, vừa xoay tròn tìm khối u hoặc mảng dày bất thường. Bắt đầu từ trong núm vú di chuyển theo hình xoắn ốc
  • Bước 4: Khám nách
    • Di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách tìm u cục, hạch bất thường
  • Bước 5: Kiểm tra núm vú
    • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ đầu núm vú xem có dịch bất thường chảy ra hay không.

Tụt núm vú gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống của chị em phụ nữ. Thông qua bài viết này, hy vọng chị em đã có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về tụt núm vú. Nếu như bạn muốn khám, tư vấn và điều trị các vấn đề liên quan đến tụt núm vú, hãy liên hệ với Thẩm mỹ viện UpV1 nhé!

Có thể tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *