Ngực Nhỏ Có Nhiều Sữa Không? Cần Làm Gì Trước, Trong, Sau Khi Mang Thai Để Cải Thiện Sữa?

Ngực nhỏ có nhiều sữa không?

Ngực nhỏ có nhiều sữa không?” là câu hỏi nhiều chị em có vòng 1 khiêm tốn quan tâm. Bởi sữa mẹ là sự tốt nhất dành cho trẻ nhỏ. Khi nuôi con nhỏ, người mẹ luôn mong ước nuôi con chính bằng sữa mẹ để con có khả năng phát triển cơ thể tốt nhất. Hầu hết, nhiều phụ nữ ngộ nhận rằng vú nhỏ thường sẽ ít sữa. Liệu suy nghĩ này có đúng hay không? Hãy cùng UpV1 tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé! 

Ngực nhỏ có nhiều sữa không?

Khoa học đã chứng minh rằng kích thước ngực mẹ không ảnh hưởng đến lượng sữa của phụ nữ mà trong quá trình cho con bú lượng sữa sẽ tự tiết ra được. Nguyên nhân chính ngực to hay nhỏ ở phụ nữ phụ thuộc vào số lượng mô mỡ và mô liên kết nhiều hay ít là yếu tố quyết định kích thước vòng 1. Điều này chứng tỏ rằng, vú to hay ngực nhỏ có nhiều sữa không là do mô tuyến vú quyết định lượng sữa nhiều hoặc ít. 

Hơn hết, mẹ bỉm nên kích thích cho các tế bào tạo ra sữa một cách hiệu quả bằng việc cho bé bú mẹ trực tiếp, khi đó cơ thể của mẹ sẽ tự nhận biết để điều tiết và sản xuất ra lượng sữa phù hợp theo nhu cầu của bé. 

Nguồn gốc sữa là tuyến sữa

Cấu tạo ngực của phụ nữ

Cấu trúc của vú bao gồm 3 mô chính: mô tuyến, mô mỡ và mô liên kết. Kích thước của ngực được quyết định bởi mô mỡ và mô liên kết và chỉ có mô tuyến vú mới trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tạo và tiết ra sữa. 

Sữa mẹ được tổng hợp từ nước, đường, chất béo, cacbonhidrat, protein, khoáng chất, vitamin  và axit amin. Ngoài ra, mỗi vú chứa từ 15-20 thùy, sắp xếp theo hình nan hoa tập trung về núm vú. Cuối các ống dẫn sữa được gọi là phế nang và nơi đây sẽ lấy các chất dinh dưỡng từ máu của mẹ để tạo thành sữa đẩy vào ống dẫn sữa. Các ống dẫn sẽ hợp thành các tia phun ở đầu núm vú để bé ti sữa sẽ điều tiết ra. 

Do đó, tuyến sữa là yếu tố quan trọng đến lượng sữa ít hay nhiều của mẹ. Chính vì vậy, ngực nhỏ có nhiều sữa không giờ đây không còn phải là yếu tố tác động đến sữa nhiều hay ít như mẹ bỉm vẫn thường nghĩ tới nữa rồi đấy! 

Vú nhỏ do lượng mỡ ít 

Thiếu mỡ vùng ngực dẫn đến tình trạng ngực nhỏ

Ngực nhỏ là tình trạng thiếu mỡ vùng ngực quá mức cho phép. Mỗi phụ nữ sẽ có kích thước ngực khác nhau tùy vào cơ địa và lượng hormon trong cơ thể. Tuy nhiên, yếu tố quyết định đến kích thước ngực chính là lượng mô mỡ. Các mô mỡ sẽ tạo nên sự đầy đặn, tròn trịa của bầu ngực. 

Do đó, kích thước ngực phụ thuộc vào kích thước, số lượng mô mỡ và cơ ở phần ngực mẹ. Trong quá trình mang thai và sinh con, vú của phụ nữ sẽ tăng kích thước và to lên vì thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể, các tế bào tiết sữa, tuyến vú phát triển lên. Đối với những mẹ có bầu ngực lớn có thể dự trữ lượng sữa nhiều hơn so với mẹ có bầu ngực nhỏ. 

Như vậy, ngực to hay ngực nhỏ đều đảm bảo đến lượng sữa cho con bú. Vú nhỏ không phải là ít sữa, chỉ có một số trường hợp mô tuyến vú không phát triển, có tác động đến phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng vú thì có khả năng bị ít sữa hoặc không có sữa. 

Ngực nhỏ có nhiều sữa không? 

Theo các nhà khoa học đã chứng minh vú nhỏ chỉ có ảnh hưởng về “sức chứa” lượng sữa của mẹ bỉm. Do đó, ngực nhỏ có nhiều sữa không thì câu trả lời là không nhé! Vú nhỏ vẫn có sữa bình thường, ngực nhỏ có thể chứa 120ml mỗi bên và sữa sẽ được tạo ra khi bé bú. Thực tế cho thấy, vú nhỏ không phải là bất lợi bởi vì mẹ ngực nhỏ cho bé bú ti dễ dàng và thoải mái hơn. 

Cần làm gì trước, trong, sau khi mang thai để cải thiện sữa

Trước khi mang thai

cải thiện sữa giai đoạn trước khi mang thai

Trong quá trình làm mẹ, ở bất kì giai đoạn nào cũng đều quan trọng ảnh hưởng đến thể chất của em bé. Do đó, khi mang thai bạn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để khi bé chào đời sẽ có nhiều sữa ngay cho bé bú. 

Quá trình mau sữa của mẹ bỉm

Khi thai được 5 – 6 tháng (quý 2 của thai kỳ) tuyến vú bắt đầu tạo sữa non. Sữa non có màu vàng nhạt, vàng đục hoặc cam do trong sữa có nhiều beta-carotene, đặc dính, nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều kháng thể. Tùy vào cơ địa của mẹ mà thời điểm xuất hiện sữa non sẽ khác nhau.  

Trong quá trình mang thai

Thực phẩm có lợi để kích thích sữa mẹ về nhiều 

Khi mang thai, vú ở phụ nữ sẽ căng và to lên cùng với sự phát triển của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự kích thích đồng thời từ tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, tăng ống tuyến sữa cũng như tiểu thùy để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé ra đời. 

Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm lợi sữa và đặc biệt nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ, ngũ cốc. Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm lựa chọn các loại thực phẩm, thắc mắc về quá trình mang thai làm gì để tốt cho mẹ và bé thì liên hệ ngay cho UpV1 để được tư vấn thêm nhé!  

Ngực nhỏ sau khi sinh  

Kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi sinh

Giai đoạn sau khi sinh là thời kỳ các mẹ bỉm phải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để cho con bú có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, me sau khi sinh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý. 

Khoa học đã chứng minh, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bé có sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây. Chính vì vậy, ngực nhỏ có nhiều sữa không đã không còn yếu tố quan trọng đến vấn đề cải thiện sữa mà mẹ bỉm cần tham khảo các phương pháp sau: 

  • Đa dạng các loại thực phẩm đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: đường bột, đạm, chất béo và vitamin, chất khoáng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thông qua các món ăn truyền thống như: móng giò hầm đu đủ xanh, chè vừng đậu đen, cháo đậu phộng,…
  • Uống đủ nước: 90% sữa mẹ là từ nước và lượng nước khuyên dùng là 3 lít nước ấm/ngày. 
  • Cho con bú trực tiếp mẹ càng sớm càng tốt: Mẹ bỉm nên cho con bú đều đặn các cử khoảng 2 giờ/lần để sữa mẹ không bị gián đoạn tiết sữa. 

Tư thế cho con bú đúng cách

  • Thường xuyên massage ngực: Khuyến khích mẹ bỉm xoa bóp ngực, quanh ngực, núm và đầu vú để sữa dễ dàng chảy ra hơn. Khi bạn massage, cơ thể sẽ tăng prolactin, oxytocin và giúp sữa kích thích tiết ra nhiều hơn. Ngoài ra, còn khơi dòng chảy của sữa trong các tiểu thùy và ống dẫn sữa. 
  • Tạo tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi điều độ: Sau khi sinh, mẹ bỉm thường mất cân bằng trong giờ giấc sinh hoạt khá nhiều, sự căng thẳng, mệt mỏi về thể chất khiến hormone điều hòa tiết sữa kém hiệu quả, gây tình trạng mất sữa, ít sữa. Do đó, để đảm bảo nguồn sữa cho bé bú, mẹ cần giữ gìn tinh thần thoải mái, tranh thủ ngủ sâu giấc để có nhiều sữa cho con. 

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp một số thắc của nhiều mẹ bỉm về ngực nhỏ có nhiều sữa không. Để biết thêm nhiều kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ bạn có thể liên hệ ngay cho Thẩm Mỹ Viện UpV1 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

Có thể tham khảo thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *