Chăm sóc sau nâng ngực như thế nào là thắc mắc được nhiều chị em “hai lưng” quan tâm. Bởi để đạt được sự thành công hậu phẫu thuật nâng ngực thì quá trình chăm sóc sau nâng ngực cũng rất quan trọng và cần được chú ý. Chăm sóc không cẩn thận có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ, đồng thời gia tăng các biến chứng nặng nề. Hãy cùng UpV1 tìm hiểu thêm về cách chăm sóc sau nâng ngực như thế nào ở bài viết bên dưới nhé!
Chăm sóc sau nâng ngực theo từng giai đoạn phục hồi
Ở giai đoạn sau phẫu thuật, việc chăm sóc phần ngực hoàn toàn phụ thuộc vào bệnh nhân, bác sĩ chỉ là người hướng dẫn và hỗ trợ. Cần tuyệt đối tuân theo những chỉ dẫn để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm để kết quả thẩm mỹ tối ưu nhất.
Chăm sóc sau nâng ngực giai đoạn đầu: 1 – 3 ngày hậu phẫu
Đây là giai đoạn vẫn còn xuất hiện các vết thương trên ngực như bầm tím, đau, sưng và khó chịu. Thông thường, bệnh nhân sẽ được nghỉ dưỡng và chăm sóc tại bệnh viện. Điều này để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng và hỗ trợ kịp thời nếu có tình huống xảy ra như:
- Các biến chứng: bệnh nhân có thể bị chảy máu tại vết mổ trong 24h đầu tiên. Nằm nghỉ tại phòng hậu phẫu sẽ giúp bác sĩ phát hiện và xử lý kịp thời trong lúc thăm khám.
- Đau nhiều và kéo dài quanh vết mổ: Bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, giúp hạn chế mức độ đau và khó chịu sau phẫu thuật.
Bệnh nhân sẽ được phép xuất viện và chăm sóc tại nhà nếu quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Trên đường di chuyển về nhà, người bệnh nên ưu tiên sử dụng ô tô cá nhân hoặc taxi thay vì xe máy hoặc các phương tiện giao thông công cộng. Do vòng 1 ở giai đoạn này chưa hoàn toàn ổn định, rất dễ bị xê dịch nếu có bất kỳ va chạm nào nên chăm sóc sau nâng ngực ở giai đoạn này cũng phải hết sức lưu ý.
Chăm sóc ngực sau khi nâng giai đoạn 2: 4 – 10 ngày hậu phẫu
Sau 4 – 10 ngày hậu phẫu, bệnh nhân có thể tắm qua nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vết mổ phải được kiêng nước và vệ sinh theo chế độ đặc biệt để chăm sóc sau nâng ngực.
- Ở giai đoạn này, tình trạng bầm tím và sưng tấy sẽ được giảm dần so với giai đoạn đầu.
- Đau nhức quanh vết mổ sẽ được giảm bớt vào ban ngày nhưng vẫn tiếp diễn nhiều vào ban đêm.
- Phù nề dần di chuyển xuống phía dưới phần bụng.
- Bệnh nhân có thể bị táo bón. Đó là vì tác dụng của thuốc giảm đau.
- Có thể tập các bài tập cho ngực dưới sự cho phép của bác sĩ.
- Có thể bị chảy máu quanh vết mổ. Tuy nhiên, thông thường bệnh nhân sẽ thấy sưng, bầm và đau nhức nặng tại vị trí mổ.
- Cắt chỉ theo chỉ định của bác sĩ (từ ngày thứ 7-10 sau phẫu thuật).
Cách chăm sóc ngực sau khi nâng giai đoạn 3: 11 – 21 ngày hậu phẫu
- Nguy cơ chảy máu và sưng tấy sẽ giảm đi nhiều ở giai đoạn 3.
- Các cơn đau nhức sẽ dần mất đi nhưng thỉnh thoảng vẫn tái phát vào ban đêm.
- Sưng nề được giảm đáng kể.
- Đầu vú có cảm giác châm chích vì các dây thần kinh bắt đầu hoạt động trở lại.
- Vùng da quanh ngực có thể cảm thấy tê.
- Hầu hết các bao xơ của ngực dần được hình thành.
- Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập nâng cao ở phần dưới cơ thể dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc ngực sau phẫu thuật giai đoạn 4: 22 – 42 ngày hậu phẫu
- Vết thương xung quanh phần mổ dần được phục hồi và lành lại.
- Bệnh nhân có thể chuyển sang dùng thuốc giảm đau mức độ nhẹ như Tylenol hoặc Ibuprofen. Lưu ý cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Các bao xơ còn lại sẽ tiếp tục được hình thành.
- Bệnh nhân có thể tập các bài tập cơ bản cho phần trên của cơ thể.
Chăm sóc ngực sau phẫu thuật giai đoạn cuối: 43 ngày – 9 tháng hậu phẫu
- Vòng 1 dần trở nên mềm mại hơn và có thể dịch chuyển nhẹ.
- Sưng tấy, phù nề chỉ còn lại 5 – 10% so với giai đoạn đều và từ từ biến mất.
- Túi độn ngực dần thích ứng với tình trạng vòng 1 và cơ thể.
- Hình dáng, kích thước ngực dần ổn định và trở nên tự nhiên hơn
Lưu ý: Mỗi bệnh nhân sau khi nâng ngực sẽ có quá trình phục hồi khác nhau. Tuy nhiên, trên đây là các giai đoạn và các bước cơ bản chăm sóc sau nâng ngực mà bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra, bệnh nhân cần thông báo sớm nhất cho bác sĩ để được hỗ trợ và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Những câu hỏi liên quan về chăm sóc ngực sau khi nâng
Bên cạnh những giai đoạn chăm sóc sau nâng ngực, nhiều chị em còn có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề sinh hoạt và vận động hậu phẫu thuật. Lướt xuống thông tin bên dưới để tìm lời giải đáp cho bản thân nhé!
Sau bao lâu có thể nằm nghiêng khi ngủ?
Hậu phẫu thuật khoảng 6 tuần đầu, bệnh nhân cần duy trì tư thế nằm ngửa khi ngủ. Tuyệt đối không được xoay nghiêng người vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu vết mổ, gây đau nhức và xê dịch túi độn.
Sau 6 tuần, chị em có thể nằm nghiêng khi ngủ để giảm tình trạng tê và giúp cơ thể, chân tay thoải mái hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân không được phép nằm sấp. Bởi tư thế này sẽ gây nên các áp lực rất lớn đến vòng 1, gây tức ngực và khó thở.
Sau phẫu thuật nâng ngực có thể cho con bú được không?
Nhiều chị em chưa lập gia đình hoặc chưa có em bé lo ngại rằng việc nâng ngực sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu thẩm mỹ ngực bằng kỹ thuật và phương pháp phù hợp thì chị em có thể yên tâm về vấn đề sinh con và cho con bú.
Để có thể mang thai nhanh nhất sau khi phẫu thuật, chị em có thể lựa chọn kỹ thuật nội soi đặt túi độn dưới cơ với đường mổ ở nách. Phương pháp này sẽ tránh xâm lấn đến tuyến sữa. Vì vậy, sau 6 tháng có thể mang thai bình thường mà chất lượng sữa mẹ vẫn được đảm bảo tuyệt đối.
Sau bao lâu thì quan hệ được? Có thể bóp mạnh được không?
Đây có lẽ là thắc mắc được đông đảo chị em quan tâm. Sau cuộc đại phẫu thuật nâng ngực, bệnh nhân cần có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục theo từng giai đoạn. Từ đó giúp vòng 1 được đảm bảo an toàn và đạt độ thẩm mỹ cao nhất. Theo lời khuyên từ các bác sĩ, quan hệ vợ chồng nên được bắt đầu kể từ tuần thứ 4. Bên cạnh đó, sau khoảng 4 tuần đầu, chị em có thể xoa bóp và nắn ngực bình thường mà không lo ngại rủi ro.
Tuy nhiên, trong thời gian này, việc quan hệ vợ chồng cần nhẹ nhàng và hạn chế các va chạm mạnh vào phần ngực. Vì điều này có thể làm ảnh hưởng và xê dịch túi nâng ngực. Sau 1 tháng, túi độn đã ổn định hơn và có thể chịu lực tác động lên đến 400kg. Thế nên, nếu có thể, bạn tốt nhất hãy giữ sau 1 tháng.
Lưu ý, trên đây là chỉ định đối với các trường hợp phục hồi thuận lợi. Đối với những trường hợp phục hồi lâu hoặc người có thể trạng yếu, hãy đợi lâu hơn nữa đến khi cơ thể khỏe mạnh hoàn toàn để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Sau 2 tháng, vợ chồng có thể sinh hoạt bình thường như trước khi phẫu thuật nhưng vẫn phải đảm bảo không tác động mạnh đến bầu ngực. Từ 6-9 tháng trở đi, mọi hoạt động cuồng nhiệt có thể được tiến hành mà không cần lo ngại điều gì.
Sau bao lâu có thể vận động hay tập thể dục?
Vận động hay tập thể dục phải được thực hiện ở giai đoạn thích hợp vì các hoạt động này có thể gây ảnh hưởng đến túi ngực chưa ổn định sau nâng ngực. Dưới đây là một số bài tập mà bệnh nhân có thể áp dụng trong từng thời điểm tương ứng:
- Sau 2 tuần: Bệnh nhân có thể massage nhẹ nhàng, đi bộ hoặc thực hiện các bài tập phần dưới cơ thể ở mức độ đơn giản.
- Sau 4 tuần: Bệnh nhân có thể nâng cấp bài tập ở phần dưới của cơ thể, đồng thời tăng cường độ massage bầu ngực.
- Sau 6 tuần: Bệnh nhân có thể bắt đầu tập yoga hoặc đi bơi vì ngực lúc này đã trở nên ổn định và tự nhiên hơn.
- Sau 8 tuần: Áo ngực chuyên dụng là vật bất ly thân khi tập luyện thể thao. Bệnh nhân không được thay thế bằng áo lót bình thường vì có khả năng làm túi độn dễ bị xô lệch và chảy xệ.
Nên mặc gì để cố định phần ngực sau phẫu thuật?
Ở giai đoạn đầu trong quá trình hồi phục, bệnh nhân cần duy trì mặc áo định hình ngực từ 1 – 3 tháng tùy trường hợp để ổn định hình dáng ngực và tránh xê dịch túi độn.
Bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ thông tin và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi quyết định mặc áo định hình size gì, chất liệu như thế nào. Vì hiện nay các thương hiệu áo định hình không được phân phối rộng rãi trên thị trường mà chỉ có ở các trung tâm thẩm mỹ uy tín.
Sau thời gian mặc áo định hình, bệnh nhân cần lựa chọn loại áo lót phù hợp, đặc biệt là có gọng nâng. Hạn chế mặc áo lót quá chật hoặc quá rộng vì đều sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ ngực.
Nên ăn gì, kiêng ăn gì sau khi nâng ngực?
Để quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, bệnh nhân cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý. Nên kiêng các món ăn có thể gây sẹo lớn, sẹo lồi,… làm vết thương lâu lành. Cụ thể: thịt gà, thịt bò, trứng, rau muống, hải sản, rượu, bia, nước ngọt có gas,…
Đồng thời, bệnh nhân cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, E, D như: cá béo, thịt lợn, dầu oliu, trái cây,… Đặc biệt, cần bổ sung đủ 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày để hạn chế sự mất nước của cơ thể.
Mục đích và cách chăm sóc ống dẫn lưu
Đặt ống dẫn lưu là thủ thuật thường được dùng trong phẫu thuật nâng ngực. Đây là hệ thống ống dẫn và bình chứa, được đặt vào khoang ngực hậu phẫu thuật. Điều này nhằm mục đích dẫn toàn bộ các dịch thừa trong khoang bóc tách ra ngoài cơ thể. Từ đó đảm bảo rằng trong khoang ngực không còn sót máu và dịch thừa từ ca mổ, hạn chế các tình trạng nhiễm trùng hoặc co bao ở giai đoạn sau.
Sau khi đặt ống dẫn lưu, người bệnh nên nghỉ dưỡng tại bệnh viện thẩm mỹ để được bác sĩ theo dõi và hỗ trợ kịp thời. Hạn chế va chạm vào phần xung quanh ngực để tránh gây tổn thương đến vết mổ. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần vệ sinh vòng 1 theo phương pháp chuyên biệt để hạn chế tình trạng nhiễm trùng khi đang đặt ống dẫn lưu.
Theo dõi, vệ sinh vết mổ hậu phẫu thuật nâng ngực
Bệnh nhân cần đi khám định kỳ theo lịch trình thẩm mỹ. Đồng thời phải theo dõi sát sao từng tình trạng của vòng 1 để cập nhật thông tin kịp thời cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
Bên cạnh đó, hãy duy trì các bước vệ sinh vết mổ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý thay băng đúng giờ mỗi ngày, tối thiểu 1 ngày/ lần. Đặc biệt, luôn giữ vết mổ khô ráo, sạch sẽ nhằm tránh gây nhiễm khuẩn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc sau nâng ngực được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Thẩm Mỹ Viện UpV1 hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có một quá trình thẩm mỹ an toàn và đạt kết quả như ý!
Có thể tham khảo thêm:
- Giải Đáp Câu Hỏi Nâng Ngực Có Đau Không? Giảm Đau Sau Phẫu Thuật Nâng Ngực
- Những lưu ý sau khi nâng ngực mà bạn cần biết
- 10 biến chứng sau khi phẫu thuật nâng ngực sa trễ tại các cơ sở kém chất lượng