“Nâng ngực có đau không?” là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Nếu nói mổ xẻ mà không đau thì đích thị là nói dối, nhưng mức độ đau trong và sau phẫu thuật nâng ngực sẽ được kiểm soát bởi nhiều cách thức. Những ai còn đang ngần ngại bởi cơn đau mà chưa dám nâng cấp vòng một với phẫu thuật thì hãy đọc bài viết dưới đây của Thẩm mỹ viện UpV1.
Nâng ngực có đau không?
Sau khi can thiệp dao kéo, những xâm lấn, thủ thuật ít nhiều để lại mô vú, cơ ngực và vùng xung quanh cảm giác đau nhức khó chịu. Đây là cơ chế báo động tự nhiên của cơ thể về vùng thương tổn mới có. Đau ngay sau mổ vài ngày gọi là đau cấp tính, thường dữ dội và kèm sưng, căng vùng thương tổn. 80% người bệnh trải qua cảm giác này ngay sau khi mổ, ở nhiều mức độ từ trung bình đến nặng.
Đau kéo dài gây ra cảm giác lo lắng, sợ hãi không đáng có cho bệnh nhân, ảnh hưởng sinh hoạt, chất lượng sống. Ngoài ra còn làm rối loạn nội tiết, chuyển hóa, miễn dịch,… làm chậm tốc độ phục hồi, tăng tỷ lệ biến chứng nâng ngực. Việc kiểm soát tốt cơn đau sẽ giảm thiểu stress, đẩy nhanh quá trình hồi phục, đảm bảo chất lượng sống cho bệnh nhân.
Hiểu được điều đó, mọi công tác chuẩn bị trước mổ, kiểm soát trong phẫu thuật và dùng thuốc, chăm sóc sau mổ đều được tính toán nghiêm ngặt. Tất cả đều vì mục tiêu hạn chế tối đa đau đớn cho bệnh nhân. Khi thăm hỏi chị em sau phẫu thuật nâng ngực, không ít người đã bất ngờ với cảm nhận tổng thể ca mổ cả trước và sau, đó là “Nâng ngực không đau nhiều”.
Tùy bệnh viện, phẫu thuật viên
Được FDA phê duyệt, phẫu thuật nâng ngực là phương pháp an toàn, hữu hiệu nhất trong công cuộc cải thiện ngực nhỏ, ngực lép hiện nay. Với nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến, nhất là với sự ra đời của nội soi, việc đưa túi độn ngực vào khoang đã trở nên dễ dàng hơn nhiều, cùng lúc giảm thiểu các bước xâm lấn, cắt rạch trên da.
Có rất nhiều yếu tố góp phần vào thành công của một phẫu thuật nâng ngực không đau. Từ tay nghề, chuyên môn của phẫu thuật viên đến cơ sở vật chất, trang thiết bị và kỹ thuật thực hiện, đường mổ. Tất cả đều làm nên khác biệt ở mỗi bệnh viện, mỗi kip mổ với mục tiêu đem đến trải nghiệm dễ chịu nhất cho khách hàng.
Và mỗi khuôn ngực có những đặc điểm sai khác với mục đích nâng ngực riêng, bác sĩ sẽ chọn lựa phương pháp mổ, đường mổ phù hợp nhất với từng khách hàng. Nhờ hỗ trợ đắc lực từ máy móc hiện đại, việc tạo đường cắt mảnh, nhỏ vừa đủ để bóc tách, đặt túi một cách nhanh chóng, an toàn trong khi hạn chế đến mức tối thiểu các xâm lấn, tổn thương mô xung quanh.
“Được gây mê nên không biết”
Trước khi bước vào phẫu thuật thì việc gây mê là bắt buộc. Chỉ sau vài giây, bạn dần chìm vào giấc ngủ và không cảm nhận được gì trong cả cuộc mổ. Khi đó mọi thao tác và can thiệp của bác sĩ sẽ được trơn tru và thuận lợi nhất. Nên việc gây mê tốt chính là bước đầu làm nên thành công cho cuộc mổ.
Phương pháp gây mê tại chỗ kèm truyền thuốc an thần ít được áp dụng trong phẫu thuật nâng ngực vì tính cục bộ của nó. Thay vào đó, phương pháp gây mê được khuyến cáo hàng đầu là gây mê toàn thân. Người bệnh sẽ cảm giác ngủ li bì sau một ngày dài và mở mắt thì mọi sự đã xong. Nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu riêng với bác sĩ gây mê.
Đầy đủ thuốc giảm đau khi nâng ngực
Để hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh, việc dùng đầy đủ các thuốc giảm đau cả trước, trong và sau cuộc mổ đều được thực hiện nghiêm ngặt, tính toán kỹ lưỡng. Tùy theo cơ địa, khả năng chịu đau của mỗi người, vị trí mổ, đường rạch, tay nghề của phẫu thuật viên mà cơn đau sẽ xuất hiện với mức độ khác nhau.
Thuốc giảm đau Acetaminophen
Đại diện nhóm Acetaminophen là Paracetamol có tác dụng giảm đau trên hệ thần kinh trung ương, hiệu quả với đau nhẹ và vừa, tương đối an toàn, dễ sử dụng ở cả đường uống, tiêm tĩnh mạch. Không nên dùng cho bệnh nhân suy gan nặng. Hiệu quả giảm đau đạt đỉnh trong 2 giờ, hết dần tác dụng sau 4-6 giờ.
Thuốc giảm đau nhóm NSAIDs
NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm không steroid, được dùng để giảm đau do các phản ứng viêm là chính. Hiệu lực giảm đau mạnh và đạt tối đa sau 1 giờ sử dụng. Có nhiều thuốc với chế phẩm khác nhau, cho đường uống, tiêm, truyền. Tất cả đều không khuyến cáo trên bệnh nhân viêm loét dạ dày, rối loạn đông máu, suy thận. Ví dụ: Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam,…
Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Là nhóm thuốc giảm đau mạnh, chỉ dùng khi thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả vì nhiều tác dụng phụ: suy hô hấp, an thần, buồn nôn, nôn, ngứa, bí tiểu,…Có nhóm Opioids yếu là Codein, Tramadol,… thường dùng bằng đường uống với ít tác dụng phụ hơn. Nhóm Opioids mạnh với đại diện là Morphin, Fentanyl, Pethidine,… dùng đường tiêm, truyền, hiệu quả kéo dài.
Thuốc giảm đau Neforam
Là thuốc giảm đau trung ương không thuộc nhóm Morphiniques, được dùng dưới dạng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Thuốc có tác dụng ngay sau 15 phút và kéo dài 3-5 giờ, không gây suy hô hấp, không lờn thuốc nhưng không được dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, người bệnh động kinh hoặc thiếu máu cơ tim chưa ổn định.
Các thuốc giảm đau phụ trợ
Đại diện là Gabapentin, Pregabalin, Ketamin, Clonidin,… thường được dùng dự phòng giảm đau trước phẫu thuật. Dùng để tăng cường tác dụng giảm đau, hiệp đồng với các nhóm chính ở trên để kiểm soát tốt cơn đau, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc mổ được trơn tru.
Giảm đau hậu phẫu
Kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại phòng hậu phẫu một cách cẩn thận và chu đáo. Một khi hết tác dụng từ thuốc mê, cơn đau sẽ dần ập đến vùng ngực với cảm giác đau tức, từ âm ỉ, mơ hồ đến dữ dội, căng cứng.
Do cơ địa và ngưỡng chịu đau của mỗi người là không giống nhau nên việc điều trị thuốc giảm đau sau mổ sẽ được bác sĩ cân nhắc cụ thể sau mỗi lần thăm khám hậu phẫu. Việc cung cấp mọi cảm nhận về mức độ đau cũng như khó chịu gặp phải sau mổ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kê đơn dùng thuốc của bác sĩ.
Ngày đầu sau mổ là ngày đau nhất, từ đó cơn đau giảm dần sau 3- 5 ngày, nhất là trường hợp túi nâng ngực quá to hoặc được đặt sau cơ ngực lớn. Mọi cảm giác căng tức, đau nhức sẽ dịu dần nếu bệnh nhân tuân thủ uống thuốc giảm đau đúng liều lượng, vận động nhẹ tăng dần, đeo áo định hình sau mổ để ổn định dáng ngực. Việc chườm lạnh và massage nhẹ nhàng cũng giúp ích.
Thông thường, cơn đau cùng cảm giác căng cứng, nề tím hết dần sau 7-10 ngày và bệnh nhân sẽ sinh hoạt, vận động bình thường. Sau 7 ngày, chỉ khâu sẽ được cắt và công đoạn này cũng không gây thêm đau đớn nào.
Có nhiều phương pháp giảm đau
Đã được tính toán và nghiên cứu cẩn thận, những phẫu thuật hiện nay đều hạn chế tối đa cảm nhận đau đớn cho bệnh nhân để mọi thao tác được diễn ra trơn tru và thuận lợi nhất. Cho nên hãy yên tâm vì mọi vấn đề kể cả cơn đau cũng được kiểm soát và tính toán kỹ lưỡng với nhiều phương thức phòng và giảm đau hiệu quả.
Mức độ đau phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân, khả năng chịu đau, đường mổ, kỹ thuật thực hiện. Việc chọn lựa phương pháp giảm đau phù hợp căn cứ vào: vị trí đau, mức độ, tính chất cơn đau, tiền sử bệnh nhân, dị ứng thuốc,….Sau phẫu thuật có thể áp dụng các phương pháp giảm đau dưới đây:
Thuốc giảm đau thông dụng
Hai nhóm dưới đây đều là thuốc đầu tay trong điều trị đau: nhóm Acetaminophen và nhóm Kháng viêm NSAIDs. Với hiệu quả giảm đau tốt thông qua thần kinh trung ương, nhất là cơn đau mức độ nhẹ và trung bình. Các chế phẩm của hai nhóm này được sử dụng rộng rãi bằng đường uống, tiêm, truyền. Ngoài ra còn có thuốc giảm đau phụ như ở trên cũng được ứng dụng ngày một nhiều.
Thuốc giảm đau nhóm Opioids
Là nhóm thuốc giảm đau mạnh được dùng trong trường hợp đau mức độ nặng, kéo dài không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Nhóm thuốc này thường được truyền tĩnh mạch hoặc kết hợp thuốc để gấp đôi hiệu quả giảm đau và duy trì tác dụng trong thời gian dài. Phân thành Opioids nhóm yếu và mạnh, tác dụng phụ và hiệu quả của cả hai cũng không giống nhau, cần cân nhắc khi dùng.
Giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát PCA
Trường hợp đau vừa và nặng mà bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo, khả năng chịu đau kém thì có thể lắp bơm tiêm điện với một lượng nhỏ Morphin sẵn có. Khi đau nhiều, bệnh nhân có thể chủ động ấn nút và một lượng giảm đau sẽ được tăng thêm vào mạch máu ngay lập tức. Khi không ấn, một lượng Morphin pha loãng theo nồng độ nhất định sẽ được đưa vào máu bệnh nhân theo tính toán của bác sĩ.
Tuy rằng việc bệnh nhân tự theo dõi cơn đau và dò liều cho phù hợp với mình sẽ đem lại cho họ cảm giác an tâm, hài lòng vì nỗi đau được giải quyết tức thì. Nhưng việc lạm dụng có thể gây lờn thuốc, quá liều, ngộ độc gây buồn nôn, nôn,…và đòi hỏi sự hợp tác tuyệt đối từ bệnh nhân, bác sĩ cũng căn chỉnh liều lượng hợp lý, theo dõi sát và xử lý kịp thời nếu có tác dụng phụ xảy ra.
Giảm đau bằng gây tê vùng
Gây tê vùng là phương pháp giảm đau can thiệp vào đường dẫn truyền thần kinh bằng cách bơm hoặc truyền liên tục thuốc giảm đau để gấp đôi hiệu quả kiểm soát đau trong suốt quá trình phẫu thuật cũng như kéo dài sau đó. Việc phối hợp thuốc tê tác dụng dài như bupivacaine với adrenalin để giảm bớt độc tính của nhóm Morphin được ứng dụng, hạn chế tác dụng phụ, hiện tượng lờn thuốc.
Xu hướng hiện nay là gây tê vùng dưới hướng dẫn siêu âm. Tùy thuộc vị trí và mục đích gây tê, bác sĩ gây mê sẽ thực hiện thủ thuật gây mê độc lập, hoặc kết hợp thuốc an thần hoặc gây mê toàn diện. Các kỹ thuật gây tê thường thấy là: Tê thành ngực, tê cạnh sống, tê mặt phẳng cơ dựng sống, tê thần kinh liên sườn, tê thấm vết mổ và catheter,…
Ketamin – gây mê giảm đau
Vốn là một thuốc mê nhưng Ketamin lại có tác dụng giảm đau trên hệ thần kinh trung ương, giảm độ nhạy cảm trước kích thích đau, hạn chế cảm nhận đau đớn sau mổ và giảm thiểu lượng Morphin cần dùng. Với tác dụng phụ là nói sảng, ảo giác, an thần thì nên dùng liều thấp trên bệnh nhân và theo dõi sát, từ từ chỉnh liều sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Phương pháp khác
Giảm đau bằng cách chườm lạnh giúp giảm sưng nề, massage nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng căng cứng sau mổ. Đeo áo định hình cũng góp phần ổn định dáng ngực, cố định túi nâng tạo điều kiện cho quá trình phục hồi sau mổ. Việc vận động nhẹ nhàng, chăm sóc, vệ sinh cẩn thận cũng tốt cho quá trình tái tưới máu vùng tổn thương. Vết thương mau lành thì cảm giác đau đớn cũng nhanh qua.
Giảm đau đa mô thức
Được khuyến cáo gần đây với hiệu quả vượt trội trong kiểm soát cơn đau, phương pháp giảm đau đa mô thức sử dụng đồng thời ít nhất hai thuốc hoặc hai phương pháp giảm đau với cơ chế khác nhau. Sự kết hợp này không chỉ dừng lại trong quá trình phẫu thuật mà còn cả giai đoạn hậu phẫu nên người bệnh gần như không cảm thấy đau trong suốt quá trình nâng cấp vòng một.
Xu hướng gây mê hiện hành đang được ứng dụng rộng rãi là sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau cả trước, trong và sau phẫu thuật; kết hợp gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống bằng thuốc tê và sau mổ thì chăm sóc kĩ càng, chườm lạnh giảm đau, massage. Không chỉ giảm đau, liều lượng thuốc và tác dụng phụ của thuốc cũng được giảm thiểu, đỡ hại cho bệnh nhân mà lại giảm chi phí.
Nhiều loại thuốc giảm đau
Việc sử dụng nhiều thuốc giảm đau phối hợp với nhau có tác dụng hiệp đồng đẩy mạnh hiệu quả giảm đau vì mỗi thuốc lại tác dụng theo một cơ chế nhất định. Hơn nữa việc kết hợp còn giảm liều lượng từng thuốc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hạn chế tác dụng phụ khi dùng liều tối đa. Theo WHO, dựa theo mức độ đau mà có cách kết hợp thuốc tương ứng.
Bệnh nhân sẽ được thăm khám ngay khi tỉnh lại tại phòng hậu phẫu, theo dõi đáp ứng và chỉnh liều, lượng phù hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ cơn đau, và việc kết hợp, chỉnh liều sẽ được cân nhắc theo các bước sau.
Với tiến bộ không ngừng về kỹ thuật và tay nghề, việc dự phòng và kiểm soát cơn đau đã “không là trở ngại chính” trong phẫu thuật nâng ngực nói riêng và phẫu thuật nói chung. Chỉ cần tuân thủ điều trị, chăm sóc hậu phẫu cẩn thận, vệ sinh và hạn chế vận động thì tình trạng đau nhức sẽ không làm phiền chị em. Hãy tham khảo và tìm cho mình cơ sở uy tín để an tâm với kết quả mong đợi.
Với mức độ phổ biến như hiện nay của phẫu thuật nâng ngực, nhiều chị em sẵn sàng vét túi đầu tư cho vòng một nhưng mãi còn lấn cấn “Nâng ngực có đau không?” Và với những chia sẻ trên, mong rằng mọi người đã yên tâm hơn về cơn đau và có kiến thức nhất định trong tuân thủ điều trị, chăm sóc để hạn chế tình trạng này.
Có thể tham khảo thêm:
- Phẫu thuật nâng ngực sa trễ – giải pháp cho vòng 1 kém săn chắc
- Hướng dẫn cách chọn túi nâng ngực phù hợp cho chị em
- Túi Ngực Có Chip Là Gì? Tìm Hiểu Ưu Và Nhược Điểm Của Túi Ngực Gắn Chip